Xem tin tức
Kinh nghiệm thiết kế, thi công nâng cấp đê dự án Thượng Mỹ Trung tỉnh Quảng Bình
Người đăng: Tác giả: TS. Phùng Vĩnh An, ThS. Nguyễn Thị Thu Nga .Ngày đăng: 22/09/2014 05:08 .Lượt xem: 2201 lượt.
Bài báo giới thiệu kinh nghiệm khi thiết kế, thi công nâng cấp các tuyến đê thuộc dự án Thượng Mỹ Trung. Đây là một dự án có diện tích hơn 4188 ha, phức tạp về đặc điểm tự nhiên và đặc điểm xã hội do trải dài trên địa giới hành chính của 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.
 Vùng dự án là vùng trũng nhất nằm ở trung tâm của lưu vực sông Nhật Lệ - Kiến Giang, rốn trũng là phá Hạc Hải vì vậy địa chất nền là đất yếu, công thêm với sự phức tạp của đặc điểm địa hình, thủy văn, dòng chảy làm cho công tác thiết kế, thi công đê gặp rất nhiều khó khăn. Trong khuôn khổ bài báo này giới thiệu một số kinh nghiệm thiết kế, thi công trên tuyến đê có chiều dài lớn. Trong đó, có loại đê đắp mới hoàn toàn, có loại đê được nâng cấp với đặc điểm đê thấp, mặt cắt nhỏ cho phép lũ tràn qua và được đắp bằng đất tại chỗ trống nhiều năm.

I. TỔNG QUAN V DỰ ÁN

1.1. Giới thiệu chung

Dự án Thượng Mỹ Trung nằm trải dài trên địa giới hành chính của 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ - tỉnh Quảng Bình. Dự án có toạ độ địa lý từ 170 15' 20'' đến 170 19' 30'' vĩ độ Bắc và từ 1060 42' 00'' đến 1060 45' kinh độ Đông. Phía bắc giáp đập Mỹ Trung, phía nam giáp đường Cam Liên, phía Tây giáp Hói Sỏi, Hói Đò, Hói An Sơn và sông Kiến Giang, phía đông giáp đường quốc lộ 1A.


Mục tiêu của dự án nhằm: (1) Giải quyết công tác Thủy Lợi nội đồng nhằm đưa nước tưới vào ruộng, đảm bảo tốt nhiệm vụ tưới và tiêu; 2) Xây dựng mới và nâng cấp toàn bộ hệ thống đảm bảo khả năng phòng chống tác động của thiên tai như ngăn lũ tiểu mãn, lũ sớm, ngăn mặn cho vùng chuyên canh lúa; (3) Trả lại môi trường tự nhiên cho phá Hạc Hải để tổ chức khai thác nguồn lợi thủy hải sản, tạo điều kiện để nhân rộng mô hình sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản cho vùng trong đê đồng thời cải thiện chất lượng đất canh tác, khắc phục tình trạng ô nhiễm nước.

Để đạt được mục tiêu trên, dự án đã xây dựng một hệ thống đê bao quanh 11 tiểu vùng với chiều dài 82,3 km đê được thiết kế có khả năng cho nước tràn. Cạnh đó, một hệ thống gồm 40 trạm bơm (15 trạm xây mới, 25 trạm nâng cấp) cùng với hệ thống tưới và tiêu đã được xây dựng đồng bộ kết hợp với hệ thống 94 cống dưới đê và 3 cống lớn gồm Hói Đại, Hạc Hải 1 và Hạc Hải 2 làm nhiệm vụ điều tiết nước thành hệ thống công trình khép kín hoàn chỉnh.

1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất

Vùng dự án phân bố dọc theo hạ du sông Kiến Giang, địa hình có dạng lòng chảo, vùng ven sông có cao độ phổ biến từ 1.0 m ÷ 3.5 m, thấp dần về phía sông Kiến Giang và phá Hạc Hải có cao độ phổ biến từ - 0.5 m ÷ + 0.5 m. Địa hình vùng dự án bị chia cắt nhiều bởi các sông, hói... Đây là vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai một cách trực tiếp và toàn diện trên các mặt úng, hạn, lũ, mặn.

Địa chất công trình ở vùng dự án là đất yếu, lớp trầm tích chứa bùn nhiều. Các lớp đất được hình thành từ bề mặt đến độ sâu 10 mét, chủ yếu có 2 lớp đất.

• Lớp đất 1 (lớp trên bề mặt): Đất sét dạng bùn, chứa tạp chất hữu cơ và xác ngao, sò, ốc, hến màu xám đen, xám xanh, có nguồn gốc trầm tích sông biển (amQIV 3), trạng thái chảy, cường độ kháng cắt rất thấp (Ctb = 0.02 ÷ 0.06 kG/cm2; ϕtb = 3030' ÷ 5000’). Tính nén lún lớn a = 0.038 ÷ 0.061 cm2/kG. Modun biến dạng E0 = 2.6 ÷ 3.2 kG/cm2. Được hình thành trên toàn bộ bề mặt của vùng dự án với bề dày từ 4.0 ÷ 10.0 m. Một số khu vực ven phá Hạc Hải và phần tiếp giáp với sông Kiến Giang lớp đất rất xốp. Cường độ kháng cắt thấp (Ctb = 0.015 ÷ 0.04 kG/cm2; ϕtb = 2017' ÷ 4030’).

• Lớp đất 2: Chủ yếu là đất sét có chứa ít sỏi nhỏ đến đất sét cát, màu vàng nhạt sẫm nâu, trạng thái dẻo cứng đến cứng. Nguồn gốc trầm tích thềm bậc I sông biển (amQIV

1-2). Cao trình bề mặt của lớp được hình thành không đồng đều. Mặt lớp cách mặt đất tự nhiên từ 4.0 ÷ 10.0 m. Đặc điểm của lớp đất có kết cấu chặt vừa, trạng thái dẻo cứng

đến cứng. Hệ số nén lún a = 0.023 ÷ 0.048cm2/kG. Modun biến dạng E0 = 23.4 ÷ 37.0 kG/cm2. Hệ số thấm k = 10- 5 cm/s. Do lớp đất được hình thành cách mặt đất tương đối sâu, nên ít được sử dụng để làm nền trực tiếp công trình.

1.3. Phương án thiết kế, thi công công trình

Với những đặc điểm địa hình, địa chất, dòng chảy … như đã nêu trên, đơn vị tư vấn đã đề xuất các giải pháp thiết kế đê phù hợp với đặc điểm của từng khu vực trong vùng dự án. Theo đó, có 3 giải pháp thiết kế cho 3 đối tượng: (1) Đê nâng cấp mở rộng; (2) Đê vùng cát; (3) Đê đắp mới trên nền đất yếu. Ứng với mỗi giải pháp thiết kế, có các phương án thiết kế mặt cắt đê phù hợp. Các mặt cắt đê điển hình [3]:

 
Hình 1. Bổ sung tường chắn sóng cho đoạn đê cũ (chưa đủ cao trình thiết kế) có mặt đê và mái đê đã được lát bê tông hoàn chỉnh

 

II. KINH NGHIỆM THIT K, THI CÔNG ĐÊ

2.1. V công tác khảo sát địa hình, địa chất

Như đã nêu ở trên, vùng dự án có đặc điểm địa hình phức tạp, địa bàn trải dài trên diện rộng do đó các tài liệu khảo sát địa hình, địa chất chưa phản ánh đầy đủ và chính xác đặc điểm của vùng. Tài liệu thiết kế giai đoạn trước là tài liệu nghiên cứu khả thi vì vậy khi sử dụng cho giai đoạn bản vẽ thi công chỉ đáp ứng được ở một mức độ nào đó.

Địa chất các tuyến đê là đất yếu, thường xuyên bị ngập lụt, nên xảy ra nhiều biển đổi cục bộ. Theo báo cáo khảo sát địa chất, khoảng cách giữa các lỗ khoan là 100 ÷ 200 m/1 lỗ khoan, thậm chí có tiểu vùng chỉ có 3 lỗ khoan. Khoảng cách giữa các lỗ khoan rất thưa, do vậy, nếu giữa các lỗ khoan có sự biến đổi cục bộ địa chất thì cũng không thể đánh giá được. Thực tế hiện tượng lún cục bộ ở tiểu vùng 3, 9 đã chứng tỏ điều đó.

Do địa bàn rộng, công tác khảo sát địa hình chuẩn bị không kỹ dẫn đến việc khảo sát thiếu một số hạng mục. Địa hình tuyến đê được khảo sát từ năm 2007, đến năm 2011 mới tiến hành thi công đắp đê. Trải qua thời gian 5 năm, với sự biến đổi khí hậu, thủy văn dòng chảy và chịu tác động của những trận lụt lịch sử (đặc biệt lũ năm 2010), do đó địa

hình ở các tuyến đê đã có nhiều sự biến đổi so với khảo sát ban đầu. Thực tế, việc khảo sát lại địa hình ở một số gói thầu thi công như gói thầu 23, 25 cho thấy địa hình thấp hơn so với khảo sát ban đầu trung bình 20 ÷ 25 cm. Cá biệt có nơi đến 40 cm.

Bài học rút ra ở đây là công tác khảo sát địa hình, địa chất cần được quan tâm, xem xét kỹ lưỡng hơn. Trên địa bàn rộng, địa chất phức tạp đòi hỏi công tác khảo sát địa hình, địa chất phải được lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng, tiến hành khảo sát theo từng bước, từng khu vực, tránh khảo sát thiếu khối lượng gây khó khăn cho công tác tư vấn.

Việc áp dụng tiêu chuẩn khảo sát địa chất 14TCN 195-2006 là không thích hợp đối với đất yếu. Cần phải có tiêu chuẩn khảo sát riêng cho việc khảo sát công trình trên đất yếu. Các tuyến đê thường rất dài, đi qua nhiều vùng có điều kiện địa chất nền khác nhau, theo tiêu chuẩn trên thì khoảng cách giữa các hố khoan quá xa dẫn đến không phát hiện được các lớp đất yếu, các túi bùn bị che phủ bởi các lớp đất mỏng tương đối tốt ở trên.

2.2. V công tác chọn giải pháp thiết kế

Khi chọn giải pháp thiết kế cần chú ý phân các loại đê: (1) Đê nâng cấp; (2) Đê làm mới.v.v. Ngoài ra cần dựa vào điều kiện địa hình, địa chất để có biện pháp xử lý thích hợp. Đối với đê qua nền đất yếu cần tính toán giới hạn đắp cho phép và tình hình thực tế để phân đoạn cần xử lý và đoạn không cần xử lý từ đó có giải pháp thiết kế phù hợp.

2.3. V công tác tham vấn cộng đồng

Do vùng dự án trải dài trên hai huyện, do vậy ngoài sự phức tạp về đặc điểm công trình, còn là sự phức tạp về mặt xã hội. Nhận thức và ứng xử của nhân dân mỗi địa bàn khác nhau đều có sự khác nhau gây khó khăn cho công tác tham vấn cộng đồng phục vụ thiết kế. Trong quá trình triển khai thi công, các địa phương thuộc vùng dự án thường xuyên có công văn đề nghị bổ sung, điều chỉnh một số hạng mục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công trình và phù hợp với địa bàn. Chính vì vậy, quá trình triển khai thi công gặp nhiều trở ngại.

Vì vậy, để một dự án được tiến hành suôn sẻ, phục vụ được tối đa lợi ích của người dân thì công tác tham vấn cộng đồng phải được tiến hành kịp thời, đúng thời điểm ngay từ lúc bắt đầu dự án cho đến khi hoàn thành việc đề xuất các giải pháp, phương án công trình. Công tác tham vấn phải đảm bảo được đi sâu, đi sát vào cộng đồng, để trực tiếp lắng nghe ý kiến đóng góp của chính quyền địa phương và người dân, cũng đồng thời chỉ ra những cái đúng, cái sai trong ý kiến của họ và lợi ích mà dự án mang đến cho họ. Có như vậy, công tác tham vấn công đồng mới thành công tốt đẹp và dự án mới đạt được hiệu qủa tối đa của mục đích đầu tư.

2.4.  V phương pháp tính toán

2.4.1 Bài học về chọn cao trình đỉnh đê hợp lý: Việc tính toán cần phải xem xét kỹ từng yếu tố. Cân nhắc xem yếu tố nào là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất ở khu vực, yếu tố nào là yếu tố thứ yếu. Qua đó, cuối cùng là chọn được phương pháp tính các yếu tố như: sóng, mực nước… thích hợp. Đối với dự án này, cao trình đỉnh đê được lựa chọn căn cứ vào yếu tố chính là mực nước lũ sớm.

2.4.2 Bài học về chọn phần mềm và mô hình vật liệu: Phần lớn các bài toán xây dựng công trình trên nền đất yếu là những bài toán có điều kiện biên phức tạp. Đặc biệt nó đều liên quan đến đối tượng kết cấu khác, ngoài đất. Vì vậy nên chọn những phần mềm địa kỹ thuật thương mại có khả năng mô phỏng nhiều đối tượng kết cấu, ví dụ: Phần mềm Plaxis v.v… Việc tính toán ở công trình Thượng Mỹ Trung sử dụng phần mềm Plaxis.

Ban đầu với số liệu địa chất như đã được cung cấp, việc tính toán dự định sử dụng mô hình Mohr- Coulomb để mô phỏng đất yếu, đất đắp và dùng mô hình “vải địa kỹ thuật” với các thông số chống kéo EA, EI. Tuy nhiên khi chạy chương trình, hầu hết mới hết pha đắp thứ 1 sang pha đắp thứ 2, đều bị báo lỗi “đất bị phá hoại” và chương trình tự động dừng lại. Không riêng dự án Thượng Mỹ Trung, nói chung các dự án khác việc mô phỏng đất yếu bằng mô hình Mohr-Coulomb đều có những hạn chế nhất định. Trong dự án này, sau đó việc mô phỏng đất yếu đã sử dụng mô hình SSC (Soft Soil Creep). Tuy nhiên, vì thông số khảo sát địa chất không đáp ứng được đầy đủ, nên dự án đã tham khảo thêm tài liệu của công trình tương tự và sử dụng một số công thức kinh nghiệm của nước ngoài [1]. Kết quả đo đạc tại các mặt cắt tính toán cho thấy khá phù hợp với thực tế (độ lún tính toán ΔTT = 0,56 m so với độ lún đo đạc ΔQT = 0,48 m). Bài học ở đây là đối với đất yếu nên sử dụng mô hình vật liệu phi tuyến để mô phỏng sự làm việc.

Tuy nhiên, tùy thuộc loại đất mà cân nhắc nên sử dụng loại mô hình vật liệu SS (Soft Soil) hay SSC (Soft Soil Creep) cho thích hợp. Lưu ý rằng, việc chọn loại mô hình nào để tính toán sẽ liên quan đến yêu cầu khảo sát địa chất ngay từ đầu.

2.5. V triển khai bản vẽ thi công

Theo thiết kế ban đầu, chỉ có một số đường thi công chính (có những tuyến đường thi công phục vụ nhiều tiểu vùng). Tuy nhiên, do khối lượng công tác thi công lớn, tiến độ thi công nhanh theo yêu cầu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Vì vậy, ban QLDA đã mời một số lượng lớn nhà thầu thi công để đáp ứng yêu cầu về tiến độ, đã phải bổ sung và nâng cấp thêm một số tuyến đường thi công. Vì vậy, trong công tác thiết kế cần tính toán kỹ và bố trí hợp lý đường thi công hợp lý đảm bảo cho xe, máy đi lại thuận tiện mà không làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.

Việc áp dụng cọc tre để xử lý nền cho một số cống và trạm bơm nhỏ trên một số tuyến đê nhìn chung là phù hợp. Tính toán ban đầu theo tiêu chuẩn cho thấy cần sử dụng cọc tre với mật độ 25 cọc/m2, cọc dài 3m. Các bản vẽ thi công đã thể hiện một cách cứng nhắc vấn đề này trong thiết kế ban đầu, không ghi rõ số lượng và mật độ đã nêu trên chỉ mang tính chất dự kiến và phải thay đổi nếu kết quả nén tĩnh thay đổi để cảnh báo nhà thầu thi công. Vì thế, đã gặp khó khăn trong công tác chuẩn bị thiết bị thí nghiệm nén tĩnh và sức ép về mặt tiến độ. Một số nhà thầu đã thi công các bước tiếp theo luôn mà không thực hiện nén tĩnh. Tuy nhiên, kết quả nén tĩnh ngay sau đó đã khẳng định cần phải sử dụng cọc tre với mật độ 36 cọc/m2, cọc dài 5m. Vì thế, một số công trình đã phải thi công lại, làm chậm thời gian và tốn kém về mặt kinh tế. Bài học rút ra ở đây là trong bản vẽ thi công, cần lưu ý đến vấn đề này và có hướng dẫn cụ thể để quá trình thi công được triển khai thuận lợi và có cơ sở cho việc nghiệm thu khối lượng thi công.

Trong quá trình thi công, đơn vị thi công, giám sát chưa thực hiện đúng theo một số chỉ dẫn kỹ thuật. Vì đối với công nghệ này, trên địa bàn tỉnh các đơn vị mới được tiếp xúc lần đầu. Do đó, các chỉ dẫn kỹ thuật trong các thuyết minh, bản vẽ cần được trình bày rõ ràng, dễ hiểu và phải đảm bảo các bên liên quan nắm bắt được hết trước khi triển khai bản vẽ thi công.

2.6. V công tác giám sát tác giả

Trong suốt thời gian thi công công trình, cán bộ của đơn vị tư vấn cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát tác giả. Đặc biệt là phải kịp thời có mặt tại hiện trường khi có sự cố xảy ra. Phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư và các bên liên quan xử lý ngay sự cố với phương châm “trước hết công trình phải an toàn” mọi vấn đề khác xem xét sau. Các vấn đề khác như bổ sung hạng mục, điều chỉnh thiết kế cho hợp lý với điều kiện thi công cần quyết định nhanh chóng thậm chí có thể bàn bạc quyết định ngay trên thực địa nhằm mục tiêu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cũng như chất lượng và tiến độ dự án.

III. KT LUẬN

Trong quá trình thực hiện khảo sát thiết kế cũng như trong khi đi tham vấn cộng đồng tại khu vực dự án, các cán bộ thiết kế đã nhận được nhiều ý kiến phản ánh của người dân và cán bộ, đặc biệt là của một số cán bộ công tác trong ngành Thủy lợi Quảng Bình lâu năm, trong số đó có cả những người đã nghỉ công tác. Nhiều ý kiến hoài nghi và cho rằng không thể thi công được con đê với quy mô như thế ở Thượng Mỹ Trung.

Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các tuyến đê đã được thi công xong. Có nhiều tuyến đê đã được thử thách trong trận lũ lịch sử năm 2010, 2011. Chính vì vậy, mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tổng kết rút kinh nghiệm, nhiều vấn đề cần phải được kiểm chứng qua thời gian nhưng việc bàn giao và nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng tháng 6 năm 2012 đã khẳng định đây dự án đáp ứng được yêu cầu về mục đích, kỹ thuật và tiến độ do ADB đề ra.

Nguồn tin: Tạp chí KH&CN Thủy lợi Viện KHTLVN
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Đào tạo, tập huấn về quản lý an toàn đập tại tỉnh Cao Bằng
Xây dựng khung quản lý và dự báo hạn hán
Kiểm điểm công tác điều hành 2014 - chương trình công tác 2015
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý, khai thác CTTL
Công nghệ xử lý tổ mối trong thân đê đập
Hội thảo “Các vấn đề môi trường nước tại hồ tự nhiên, hồ chứa và biện pháp ứng phó”
Ngày 18/6/2015, UBND tỉnh đã quyết định ban hành Quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (CTTL) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Miền Trung: Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước năm 2015
Phân cấp Quản lý khai thác công trình thủy lợi ở Việt Nam
'Bốc thuốc' trị vi phạm công trình thủy lợi
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Quảng Nam: Đầu tư 150 tỷ đồng xây công trình thủy lợi
Quảng Nam xây 295 công trình thủy lợi nhỏ
Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy trình vận hành liên hồ chứa
Quảng Nam: Bảo đảm an toàn hồ chứa nước
Đề xuất rút cạn hồ Sông Tranh 2 để kiểm tra
Hỗ trợ vốn để sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nước thủy lợi
Những giải pháp công trình chống nhiễm mặn triệt để cho các trạm bơm trên sông Vĩnh Điện - hạ lưu Thu Bồn
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng: Đảm bảo an toàn hồ đập là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng
UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 7, triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 8.2014
THUỶ LỢI, Hai tiếng thân thương, rất đỗi tự hào
    
1   2  
    
 

  • Hình ảnh Hội thi tìm hiểu Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2015

  • Hình ảnh Hội thi tìm hiểu Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2015

  • Hình ảnh Hội thi tìm hiểu Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2015

  • Hình ảnh Hội thi tìm hiểu Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2015

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Đại hội Đoàn thanh niên Công ty nhiệm kỳ 2014-2017

  • Hình ảnh CBCNV Công ty viếng Bác tại Lăng Chủ tịch HCM

  • Hội nghị đối thoại trực tiếp đại diện NLĐ tại nơi làm việc năm 2014

  • Hội nghị đối thoại trực tiếp đại diện NLĐ tại nơi làm việc năm 2014

  • Hội nghị đối thoại trực tiếp đại diện NLĐ tại nơi làm việc năm 2014

  • Hội nghị đối thoại trực tiếp đại diện NLĐ tại nơi làm việc năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Tham gia Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

  • Tham gia giải cầu lông hưởng ứng tháng công nhân năm 2014

  • Hình ảnh gặp mặt CBCNV ngày Phụ nữ Việt Nam

  • Hình ảnh dâng hương nhân ngày 27/7 tại nghĩa trang thành phố Tam Kỳ

  • Hình ảnh một số CBCNV Công ty

  • Lãnh đạo Công ty thăm và tặng quà Mẹ VNAH nhân ngày 27/7

  • Trao Bằng khen cho Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 3 năm liền

  • Lễ ra quân đầu xuân Quý Tỵ chống hạn, nhiễm mặn năm 2013
    
Text/HTML
Thống kê truy cập

Bản quyền thuộc Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam
Địa chỉ: Số 03 Trần Hưng Đạo - thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: (0235) 3852 685 Fax: (0235) 3852 690
Email : imcquangnam@gmail.com
Phát triển bởi Trung tâm CNTT - Truyền Thông Quảng Nam (QTI)