Các đại biểu tham dự hội nghị.
Nhằm nâng cao hiệu quả ngành thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai và hiện đại hóa hạ tầng nông nghiệp nông thôn, Bộ NN & PTNT đã ban hành Quyết định phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành Thủy lợi. Đề án đã đưa ra các giải pháp tái cơ cấu như: nâng cao chất lượng quy hoạch thủy lợi, tăng cường quản lý thực hiện theo quy hoạch; điều chỉnh cơ cấu đầu tư công; đổi mới hoạt động khoa học công nghệ; củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thủy lợi; đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác quốc tế.
Hệ thống thủy lợi ở nước ta ngày càng được quan tâm đầu tư, đến nay ngoài 6.648 hồ chứa còn có khoảng 10.000 trạm bơm điện lớn, 5.500 cống tưới tiêu lớn, 234.000 km kênh mương, 25.960 km đê các loại. Hệ thống thủy lợi đã phục vụ tưới trên 7,3 triệu ha lúa, 1,5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp, cung cấp khoảng 6 tỷ m3 nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn cho 1,6 triệu ha và tiêu nước cho trên 1,72 triệu ha đất nông nghiệp. Các công trình thủy lợi đã hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển đa dạng hóa cây trồng, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp.
Theo đánh giá của các đại biểu, hiện nay hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi còn yếu kém; hạ tầng thủy lợi nội đồng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp; năng lực cán bộ quản lý còn hạn chế; công tác quản lý an toàn hồ đập chưa được coi trọng đúng mức; năng lực cảnh báo, dự báo phục vụ chỉ đạo điều hành và vận hành hồ chứa còn yếu…
Ông Hoàng Văn Thắng – Thứ trưởng Bộ NN & PTNT, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy lợi phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hoàng Văn Thắng – Thứ trưởng Bộ NN & PTNT, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy lợi cho rằng việc đổi mới, nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Việc đổi mới cơ chế, chính sách về thủy lợi nhằm củng cố, tăng cường vai trò, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, quản lý các công trình thủy lợi; Thứ trưởng cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về quản lý an toàn hồ đập tại địa phương, phối hợp với Bộ NN & PTNT và các Bộ, ngành liên quan trong công tác thống kê, dự báo, xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành