Xem tin tức
'Bốc thuốc' trị vi phạm công trình thủy lợi
Người đăng: Minh Phúc .Ngày đăng: 15/11/2016 18:12 .Lượt xem: 2205 lượt.
Ngành thủy lợi đang phải hứng chịu sức tàn phá cả “phần cứng” lẫn “phần mềm”, nhưng khi phát hiện vi phạm, các chủ thể quản lý công trình chỉ được phép lập biên bản gửi cơ quan chức năng để xử phạt. ...

hính quyền thôn Đồng Kỵ, xã Đồng Quang, TX Từ Sơn (Bắc Ninh) đã cho 77 hộ thuê trái phép làm nhà xưởng
sản xuất vi phạm hành lang bảo vệ kênh tưới B2 với tổng số 11.535,8 m2..

Chỉ trong vòng 1 năm (từ 10/2013 – 10/2014), các địa phương đã phát hiện được 65.000 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi (CTTL), tuy nhiên chỉ xử lý được khoảng 11.000 vụ (chiếm 17%), xử phạt hành chính được 257 triệu đồng. Chính quyền hờ hững, thủy lợi hứng khổ Việc xử lý nhanh hay chậm, hiệu quả hay kém hiệu quả phụ thuộc vào lực lượng này… Vấn đề vi phạm pháp luật về bảo vệ CTTL đã làm “nóng” hội nghị “Tăng cường triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi và nâng cao hiệu quả quản lý khai thác CTTL các tỉnh phía Bắc”, diễn ra vào cuối tuần qua tại Lạng Sơn. Ông Nguyễn Việt Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thủy lợi và an toàn đập (Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN-PTNT) thông tin: Hiện các hệ thống CTTL vùng ĐBSH đang chịu áp lực mạnh mẽ của quá trình gia tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa. Trong số các nguồn thải phát sinh thì nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đóng góp tỷ lệ lớn với tổng lượng các chất ô nhiễm rất cao. Hầu hết nước thải sinh hoạt của các thành phố đều chưa được xử lý, trực tiếp đổ vào các kênh mương và chảy thẳng ra sông gây ô nhiễm môi trường nguồn nước. Phần lớn các đô thị đều chưa có nhà máy xử lý chất thải tập trung, đã xây dựng nhưng chưa đi vào hoạt động, hoặc hoạt động không hiệu quả. Nhiều nhà máy lớn ở các tỉnh, TP có tốc độ công nghiệp hóa cao như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam chưa làm thủ tục cấp phép xả nước thải mà trực tiếp xả nước thải chưa qua xử lý xuống hệ thống công trình thủy lợi, sông ngòi gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. ĐBSH cũng là khu vực tập trung nhiều làng nghề nhất trong cả nước với gần 900 làng nghề (xấp xỉ 60% tổng số làng nghề cả nước). Các làng nghề với quy trình thủ công, lạc hậu, phần lớn không có các công trình xử lý nước thải đã và đang làm cho chất lượng môi trường nước trong các hệ thống CTTL suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cấp nước cho nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng, như hệ thống Bắc Hưng Hải, Bắc Nam Hà, Sông Nhuệ, Sông Đáy, Bắc Đuống… TP Hà Nội thống kê được 1.440 điểm xả thải vào hệ thống CTTL, trong đó có 482 điểm xả thải từ SX công nghiệp, làng nghề, bệnh viện (thuộc diện phải xin cấp phép). Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 8 tổ chức làm thủ tục xin cấp phép và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép xả thải vào hệ thống CTTL, số còn lại chưa làm thủ tục cấp phép (Sở NN-PTNT chưa cấp giấy phép xả thải nào)....

Không dừng lại ở đó, ông Nguyễn Vĩnh Liên, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Nội, còn cung cấp thêm những số liệu khủng khiếp hơn: “Tổng hợp trên địa bàn Hà Nội tính đến thời điểm này có 15.289 vụ vi phạm công trình thủy lợi. Các vi phạm chủ yếu là xây dựng nhà ở, nhà xưởng, lều lán, chuồng trại chăn thả gia súc, xây tường bao, ngâm tre, nứa, luồng, gỗ, giăng lưới, đổ rác thai, cất thải, xả nước thải vào công trình thủy lợi..
Tuy nhiên, kết quả công tác giải tỏa vi phạm còn rất hạn chế, từ năm 2011 đến nay chỉ giải quyết được hơn 1.600 vụ".. Theo ông Liên, bất cập ở chỗ Chi cục Thủy lợi chưa thể trực tiếp xử lý vi phạm được, chủ yếu sử dụng các biện pháp phi công trình như tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức cá giải tỏa vi phạm. Sông Nhuệ, sông Cầu Bây, kể cả sông Đáy cũng đang ô nhiễm rất nặng nề. Việc cấp phép xả thải nước thải chủ yếu được thực hiện bởi Sở TN-MT và UBND các quận, huyện. Tuy nhiên sự quan tâm của chính quyền cơ sở chưa đúng mức , chưa quyết liệt, chưa triệt để, thậm chí còn né tránh, hầu hết phó thác cho cơ quan chuyên môn, thanh tra chuyên ngành trong công tác ngăn chặn vi phạm. Sự phối hợp với các ngành chức năng trong xử lý vi phạm cũng chưa chặt chẽ, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh.
  Có hiện tượng nhờn vi phạm
Tỉnh Hải Dương có gần 800 doanh nghiệp xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi, nhưng tính đến nay, Sở NN-PTNT mới chỉ tiếp nhận, thẩm định và tham mưu cho UBND tỉnh cấp phép xả nước thải vào hệ thống CTTL cho 24 doanh nghiệp, tỷ lệ còn rất thấp (đạt khoảng 3%)....
Xây dựng công trình lấn chiếm gây thu hẹp lòng sông Nhuệ tại thôn Đỗ Hà, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín (Hà Nội)...
Ông Bùi Tuân, đại diện Cty TNHH MTV KTCTTL Bắc Hưng Hải chia sẻ: "Qua thẩm tra đánh giá, khoảng 90% nguồn nước từ các cơ sở SX nhỏ (làng nghề thuộc da, các giết mổ gia súc và khu dân cư) và 70% nước thải từ các nhà máy ở Long Biên, Gia Lâm (Hà Nội) chưa được xử lý chảy vào hệ thống. Sông Cầu Bây do Cty KTCTTL Gia Lâm quản lý đang rất ô nhiễm, chảy ra kênh thủy lợi của Bắc Hưng Hải. Chúng tôi yêu cầu Chi cục Thủy lợi Hà Nội tham mưu cho UBND các cấp tổ chức xử lý nước thải trước khi đổ ra các kênh, sông"....
Cùng chung nỗi khổ với Hải Dương, Hưng Yên cũng đang phải vật lộn với những dòng nước ô nhiễm chảy xuống từ hệ thống sông của Hà Nội. “Nhiều đợt tưới là dân không lấy nước vì quá ô nhiễm, cá trên sông cũng chết rất nhiều. Không chỉ Hưng Yên mà Bắc Ninh cũng bị rất nặng. Việc cấp phép xả thải thì là do Sở TN-MT thực hiện. Việc xử lý là vừa Sở TN-MT, Cảnh sát môi trường và chính quyền các địa phương. Nhưng ô nhiễm vẫn ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tưới tiêu”, đại diện Cty KTCTTL Hưng Yên ngán ngẩm nói.... Cũng theo vị này, từ đầu năm đến nay mực nước ngầm của Hưng Yên hạ khoảng 5 m. Nhiều hộ dân phải khoan sâu thêm mới có nước. Những diện tích SX trước đây sử dụng nguồn nước ngầm để tưới, giờ phải sử dụng nước mặt. Nguyên nhân do các KCN, nhà máy bơm nước ngầm quá nhiều để phục vụ SX. Ở Lạng Sơn, mặc dù môi trường nước trong hệ thống thủy lợi không bị xâm hại nhiều, nhưng tình trạng xây nhà tạm lấn chiếm hành lang, ngâm tre, gỗ xuống kênh vẫn diễn ra. Năm 2015, các địa phương phát hiện được 112 vụ vi phạm, nhưng chỉ xử lý được 5 vụ, còn tồn đọng 107 vụ. Ông Hoàng Văn Tam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Lạng Sơn bức xúc: “Khi phát hiện vi phạm, chính quyền địa phương thường chỉ nhắc nhở, răn đe bằng mồm thôi, chứ chưa có biện pháp nào cụ thể. Chính quyền cơ sở nhiều nơi còn ở ngoài cuộc nên đôi khi các đối tượng vi phạm bị nhờn đi. Một số xã, việc bố trí cán bộ theo dõi mảng thủy lợi còn hạn chế. Không ít cán bộ chưa nắm được thông tin gì về hệ thống công trình thủy lợi của địa phương mình. Đây cũng là khó khăn trong việc quản lý bảo vệ công trình thủy lợi”. Trong thời gian tới, cần phải tổ chức mở một số lớp tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến công tác bảo vệ, khai thác công trình thủy lợi… để cán bộ nâng cao nhận thức bảo vệ hệ thống thủy lợi. Đồng thời cần công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tối với những tổ chức, cá nhân vi phạm....
Nguồn tin: nongnghiep.vn
[Trở về]
Các tin mới hơn:
'Bốc thuốc' trị vi phạm công trình thủy lợi: Bêu tên, xử nghiêm
Tản mạn về dòng sông Vu Gia, Thu Bồn qua năm tháng
Các tin cũ hơn:
Quảng Nam: Đầu tư 150 tỷ đồng xây công trình thủy lợi
Quảng Nam xây 295 công trình thủy lợi nhỏ
Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy trình vận hành liên hồ chứa
Quảng Nam: Bảo đảm an toàn hồ chứa nước
Đề xuất rút cạn hồ Sông Tranh 2 để kiểm tra
Hỗ trợ vốn để sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nước thủy lợi
Những giải pháp công trình chống nhiễm mặn triệt để cho các trạm bơm trên sông Vĩnh Điện - hạ lưu Thu Bồn
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng: Đảm bảo an toàn hồ đập là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng
UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 7, triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 8.2014
THUỶ LỢI, Hai tiếng thân thương, rất đỗi tự hào
    
1   2   3  
    
 

  • Hình ảnh Hội thi tìm hiểu Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2015

  • Hình ảnh Hội thi tìm hiểu Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2015

  • Hình ảnh Hội thi tìm hiểu Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2015

  • Hình ảnh Hội thi tìm hiểu Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2015

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Đại hội Đoàn thanh niên Công ty nhiệm kỳ 2014-2017

  • Hình ảnh CBCNV Công ty viếng Bác tại Lăng Chủ tịch HCM

  • Hội nghị đối thoại trực tiếp đại diện NLĐ tại nơi làm việc năm 2014

  • Hội nghị đối thoại trực tiếp đại diện NLĐ tại nơi làm việc năm 2014

  • Hội nghị đối thoại trực tiếp đại diện NLĐ tại nơi làm việc năm 2014

  • Hội nghị đối thoại trực tiếp đại diện NLĐ tại nơi làm việc năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Tham gia Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

  • Tham gia giải cầu lông hưởng ứng tháng công nhân năm 2014

  • Hình ảnh gặp mặt CBCNV ngày Phụ nữ Việt Nam

  • Hình ảnh dâng hương nhân ngày 27/7 tại nghĩa trang thành phố Tam Kỳ

  • Hình ảnh một số CBCNV Công ty

  • Lãnh đạo Công ty thăm và tặng quà Mẹ VNAH nhân ngày 27/7

  • Trao Bằng khen cho Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 3 năm liền

  • Lễ ra quân đầu xuân Quý Tỵ chống hạn, nhiễm mặn năm 2013
    
Text/HTML
Thống kê truy cập

Bản quyền thuộc Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam
Địa chỉ: Số 03 Trần Hưng Đạo - thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: (0235) 3852 685 Fax: (0235) 3852 690
Email : imcquangnam@gmail.com
Phát triển bởi Trung tâm CNTT - Truyền Thông Quảng Nam (QTI)