Xem tin tức
Những giải pháp công trình chống nhiễm mặn triệt để cho các trạm bơm trên sông Vĩnh Điện - hạ lưu Thu Bồn
Người đăng: Kỹ sư: Nguyễn Đình Hải .Ngày đăng: 22/07/2014 10:22 .Lượt xem: 3435 lượt.
Hơn 10 năm qua nguồn nước các sông vùng hạ lưu Thu Bồn vào mùa kiệt luôn bị nhiễm mặn gay gắt. Nước mặn xâm nhập sâu với nồng độ lớn trong thời gian dài cộng với việc các thuỷ điện đầu nguồn vận hành chưa có quy trình đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn

nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp của nhân dân vùng Đông các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn và thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

I. TÌNH HÌNH NGUỒN NƯỚC & CÔNG TÁC PHỤC VỤ TƯỚI

1. Tình hình nước mặn xâm nhập trên sông Vĩnh Điện.

             Trong các nhánh sông vùng hạ lưu Thu Bồn bị nhiễm mặn, sông Vĩnh Điện chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Nhiều năm qua độ mặn trên sông đo được tại bể hút trạm bơm Tứ Câu có lúc đã đạt đến 16%0, tại trạm bơm Vĩnh Điện xấp xĩ đến 6%0. Đây là nguồn nước duy nhất phục vụ bơm tưới, tạo nguồn cho khu tưới hơn 2.150ha những trạm bơm trên sông Vĩnh Điện (kể cả diện tích phải cấp nước tạo nguồn các trạm bơm Hà Châu, Cẩm Thanh, thành phố Hội An trong vụ Hè Thu hằng năm). 
 Qua số liệu 12 năm đo được, thời điểm nước mặn xuất hiện tại bể hút trạm bơm điện Tứ Câu ngay trong vụ Đông Xuân chiếm đến 50% (06/12). Nồng độ mặn cao nhất đo được đều xuất hiện ở Vụ Hè Thu: Tháng 5 chiếm 17% (02/12); tháng 6 chiếm 17% (02/12); tháng 7 chiếm 41% (05/12); tháng 8 chiếm 25% (03/12). Độ mặn xấp xĩ 10 - 16%o chiếm hơn 33% (04/12).

2. Nguyên nhân thiếu nguồn nước và nước mặn xâm nhập.

- Rừng đầu nguồn bị tàn phá nghiêm trọng là nguyên nhân chính làm dòng chảy về mùa kiệt bị suy giảm, làm suy kiệt nguồn nước ngọt trên sông;

- Việc khai thác cát, sỏi trên các dòng sông làm độ dốc lòng sông biến động, gây nên tình trạng bờ sông bị xói lở và nước mặn xâm nhập sâu;

- Do địa hình lòng sông luôn biến động lớn sau mùa lũ, tại nơi phân lưu dòng chảy lũ đã gây bồi lấp lớn tại Vòm Cẩm Đồng, ngã ba sông chính Thu Bồn - sông Vĩnh Điện làm thiếu hụt dòng chảy cơ bản về sông Vĩnh Điện trong mùa kiệt;

- Từ năm 2010 đến nay, nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2, ĐắcMi 4 đi vào hoạt động nhưng do chưa có quy trình vận hành vào mùa kiệt nên các thuỷ điện vận hành không đồng bộ với yêu cầu cấp nước cho sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp của nhân dân vùng hạ du;

- Biến đổi khí hậu làm nước mặn xâm nhập mạnh và ngày càng sâu vào các sông hạ lưu Thu Bồn.

 3. Công tác tưới và những phương án chống hạn, mặn đã thực hiện các năm qua.

Tình hình nguồn nước tưới của các khu tưới lấy nước trên sông Vĩnh Điện trong những năm gần đây rất khó khăn mặc dù các đơn vị cấp nước rất cố gắng nâng cao năng lực tưới như: Kiên cố hoá hệ thống kênh mương; mở rộng, nâng cao công suất nhà máy bơm - lắp thêm tổ máy, thay máy bơm có hiệu suất làm việc cao hơn nhưng việc cấp nước cũng bấp bênh vì phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước ngọt về sông Vĩnh Điện và mức độ xâm nhập mặn do thuỷ triều.

Từ năm 2001 đến nay, các trạm bơm điện: Tứ Câu (Điện Ngọc), Thanh Quýt (Điện Thắng Trung), Cẩm Sa (Điện Nam Bắc), Vĩnh Điện trên sông Vĩnh Điện liên tục phải vận hành lách triều ngay từ vụ Đông Xuân và nhất là vụ Hè Thu. Hè Thu 2005 do thiếu nước vì nhiễm mặn nên cả khu tưới trạm bơm Tứ Câu phải bỏ vụ sản xuất. Ngay cả các trạm bơm ở thượng nguồn sông Vĩnh Điện như: Điện An 1, Lâm Thái (Điện Minh 2) hay Ngọc Tam (Điện An 2), Vĩnh Điện phải dừng vận hành trong vụ Hè Thu.

Ngoài các giải pháp chống hạn như: Vận hành lách triều; trử nước trong các ao, hồ để vận hành trạm bơm dã chiến Bàu Cung, Bàu Sen, Hục Lỡ chống hạn tại Điện Ngọc, Hoà Quý thuộc khu tưới trạm bơm Tứ Câu; chuyển nước từ trạm bơm Đông Quang kết hợp với vận hành trạm bơm Bãi Bồi chống hạn khu tưới trạm bơm Thanh Quýt hay chuyển nước qua kênh N1 Vĩnh Điện tưới một phần khu tuới trạm bơm Cẩm Sa; lắp đặt thêm 02 tổ máy nâng tổng số máy trạm bơm Tứ Câu lên 08 tổ máy, Công ty THHH một thành viên Khai thác thuỷ lợi Quảng Nam đã đưa ra và áp dụng giải pháp chuyển nước từ sông Vu Gia qua đập dâng Thanh Quýt đẩy mặn, pha mặn trên sông Vĩnh Điện để các trạm bơm Cẩm Sa, Tứ Câu kéo dài thời gian vận hành khi độ mặn trong phạm vi cho phép < 0,80%0. Tuy vậy, giải pháp này chỉ hiệu quả cao khi độ mặn tại bể hút Tứ Câu xâm nhập với nồng độ thấp < 2,5%0 và giai đoạn thuỷ triều xuất hiện chế độ nhật triều.

Năm 2013 và 2014, đập ngăn mặn tạm trên sông Vĩnh Điện tại Tứ Câu đã thực sự phát huy hiệu quả tích cực, góp phần trong công tác cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn trong những vụ Hè Thu vừa qua là minh chứng.

 II. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG MẶN TRIỆT ĐỂ.

Một yêu cầu bức thiết trong phục vụ đời sống và sản xuất nông nghiệp của nhân dân vùng hạ lưu Thu Bồn là làm sao để nguồn nước trên sông Vĩnh Điện không bị nhiễm mặn trong mùa kiệt hoặc có thể hạn chế đến mức thấp nhất sự tác hại đó. Các phương án sau đây sẽ đề xuất giải pháp thực hiện:

 1. Phương án 1:

Làm đập ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện.

 Chọn tuyến đập về phía hạ lưu trạm bơm Tứ Câu. Với công trình này thì gần như toàn bộ khu tưới 2.150 ha vùng Điện Bàn, Hội An luôn đảm bảo không bị nhiễm mặn. Cụ thể:

 - Xây dựng đập ngăn mặn kết hợp với cầu giao thông. Chiều dài tuyến đập là 125 mét. Với phương án đập nhiều cửa van Clape như Đập ngăn mặn Thảo Long trên sông Hương - Huế

 

- Hoặc phương án xây đập cao su ngăn sông như Đập cao su ngăn mặn tại hạ du sông Trà Khúc - Quảng Ngãi

 

 * Nhược điểm:

- Quy mô lớn, kinh phí nhiều;

- Cần giải quyết vấn đề giao thông thuỷ bằng âu thuyền về mùa kiệt;

- Chưa tính đến khả năng nước mặn trên sông chính Thu Bồn (từ cửa Đại) xâm nhập đến ngã ba Vòm Cẩm Đồng (Điện Phong).

2. Phương án 2:

Làm đập dâng cuối sông Thanh Quýt giữ và chuyển nước qua sông Vĩnh Điện về bể hút trạm bơm điện Cẩm Sa.

Để tận dụng triệt để nguồn nước ngọt có được lấy từ sông Vu Gia trong mùa kiệt phục vụ cấp nước ổn định cho các trạm bơm Thanh Quýt, Cẩm Sa, Tứ Câu (khu tưới hiện lấy nước từ sông Thu Bồn) rất cần có giải pháp công trình để ngăn mặn, giữ ngọt cho trạm bơm Thanh Quýt, chuyển ngọt cho trạm bơm Cẩm Sa và cấp nước cho trạm bơm Tứ Câu đạt hiệu quả, cần có giải pháp và xây dựng tổ hợp công trình thuỷ lợi. Cụ thể:

- Xây dựng đập giữ ngọt ngăn mặn trên sông Thanh Quýt (cách hạ lưu đập Thanh Quýt hiện nay khoảng 4km) tại cuối ngã ba sông Thanh Quýt - Vĩnh Điện (có tràn tự do). Chiều rộng đập ngăn dài 52 mét. Cao trình đỉnh đập này phải cao hơn cao trình mực nước sông Vĩnh Điện khi triều lớn nhất;

- Xây dựng xi phông ngược chuyển nước từ sông Thanh Quýt qua sông Vĩnh Điện về bể hút trạm bơm Cẩm Sa dài 200 mét. Cần tính toán khẩu diện mặt cắt xi phông đủ lớn để đảm bảo lưu lượng cấp nước cho diện tích khu tưới 350ha gồm: Cẩm Sa (100ha) và Tứ Câu (250ha). Xây dựng mới bể hút trạm bơm Cẩm Sa với kết cấu có cửa lấy nước riêng trên sông Vĩnh Điện (khi có ngọt hay lấy nước pha mặn) và tràn ra của nước Vu Gia khi trạm bơm không vận hành;

- Nâng cấp và mở rộng tuyến kênh vượt cấp trên kênh chính trạm bơm Cẩm Sa tại lý trình K0+200 tiếp vào kênh N2 Tứ Câu và đấu nối vào kênh chính trạm bơm Tứ Câu với chiều dài 2.300mét. Đồng thời chuyển dời 04/06 tổ máy bơm từ nhà máy Tứ Câu để nâng cao công suất nhà máy trạm bơm Cẩm Sa lên 07 tổ máy.

Thực trạng qua quản lý vận hành cho thấy, từ vụ Hè Thu 2009 đến nay nguồn nước từ sông Vu Gia về đập dâng Thanh Quýt qua sông La Thọ luôn đảm bảo ổn định cho khu tưới trên đập và luôn có nước để đẩy mặn sông Vĩnh Điện. Do vậy, giải pháp xây dựng mới công trình cấp nước này sẽ đảm bảo đủ nước cấp cho khu tưới hơn 500ha các trạm bơm Thanh Quýt, Cẩm Sa, Tứ Câu luôn ổn định phục vụ sản xuất nông nghiệp và hoàn toàn không bị nhiễm mặn trong mùa kiệt.

* Nhược điểm:

 Phương án này chống mặn chưa triệt để vì khi nước mặn trên sông Vĩnh Điện xâm nhập đến trạm bơm Vĩnh Điện hay lớn hơn là các trạm bơm Lâm Thái, Điện An 1..., diện tích đất sản xuất bị ảnh hưởng thiếu nước lên đến hơn 1.500ha tại khu tưới Điện Bàn và Hội An.

Phương án 3.

Nạo vét khơi thông tuyến sông đầu nguồn Vĩnh Điện - chuyển việc dẫn nước về sông Vĩnh Điện từ ngã ba Vòm Cẩm Đồng (Điện Phong) sang ngã ba mới Vòm Bình Long (Điện Phước):

Nạo vét đoạn sông đầu nguồn Vĩnh Điện nối với sông chính Thu Bồn theo hướng lạch Bình Long cũ đã bồi lấp. Tuyến Vòm mới này có xu thế dòng chảy thuận (hướng dòng chảy đến) và khá an toàn về khả năng nhiễm mặn. Dòng chảy cách xa khu dân cư (theo tuyến hiện trạng) và nắn thẳng dòng sông, tăng lưu lượng dòng chảy về đẩy mặn trực tiếp cho các trạm bơm: Điện An 1, Lâm Thái, Vĩnh Điện, Ngọc Tam.

Chiều dài tuyến sông mới cần nạo vét 1.950 mét, bề rộng bình quân 70 mét.

* Ưu điểm:

- Có thể tận thu kinh phí từ nguồn cát để gia cố công trình;

- Thi công đơn giản, thuận tiện, nhanh và hiệu quả.

*Nhược điểm:

- Ảnh hưởng đến đất sản xuất;

- Cần xem xét về dòng chảy về mùa lũ để an toàn đât đai tại khu dân cư.

 

 Xâm nhập mặn là vấn đề quan trọng và hầu như chi phối mọi hoạt động kinh tế, đời sống của người dân tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, dù đã xây dựng nhiều hệ thống thủy lợi để trữ ngọt ngăn mặn nhưng nguồn nước vẫn không đảm bảo, nước vẫn ảnh hưởng đến tài nguyên, sinh vật và hoạt động sống của con người nơi đây.

Trong những năm gần đây, tình trạng xâm nhập mặn cả về nồng độ lẫn chiều sâu vào lòng sông của hạ lưu hệ sông Vu Gia – Thu Bồn đang là vấn đề nóng và cần phải được quan tâm giải quyết cũng như có biện pháp phòng tránh để phục vụ sản xuất và nguồn nước sinh hoạt ở địa phương.

Hiện tại tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng đang phải đối đầu với việc thiếu hụt nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ngọt giảm, nước mặn lấn sâu và tăng cao, hạn hán kéo dài do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu khu vực. Tình trạng này gây khó khăn cho việc cấp nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt mà tỉnh Quảng Nam không nằm ngoài nguy cơ đó. Để giải quyết phần nào ảnh hưởng xâm nhập mặn, một số biện pháp cụ thể được đề nghị như sau:

- Phải có quy trình vận hành liên hồ về mùa kiệt trên dòng Vu Gia và Thu Bồn:

+ Để đảm bảo dòng chảy ổn định và đủ lưu lượng về mùa kiệt trên sông Vu Gia cấp nước sinh hoạt cho Đà Nẵng, cấp nước cho sản xuất của hệ thuỷ lợi An Trạch gồm các huyện: Đại Lộc, Điện Bàn và TP.Đà Nẵng cần xem xét quy trình phát điện xả nước của các thuỷ điện vào mùa kiệt của các thuỷ điện: Đăcmi 4- A.Vương - Sông Bung - An Điềm v..v.

+ Để đảm bảo dòng chảy ổn định và đủ lưu lượng về mùa kiệt để đủ sức cấp ngọt, đẩy mặn trên sông Thu Bồn huyện: Duy Xuyên, Điện Bàn và TP.Hội An cần xem xét quy trình phát điện xả nước của các thuỷ điện vào mùa kiệt của các thuỷ điện: Đăc Mi 4 và Sông Tranh 2;

- Xây dựng hồ chứa vùng trung du để tích nước sau khi các thuỷ điện thượng nguồn phát về điều tiết vùng hạ lưu;

- Xây dựng hệ thống công trình trữ ngọt ngăn mặn ở các sông vùng hạ lưu   Thu Bồn nhất là trên sông chính Thu Bồn

- Cần nghiên cứu thấu đáo, có phương án xử lý việc xâm nhập mặn ảnh hưởng đến đất đai, nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của nhân dân khi các dự án nạo vét, khơi thông sông Đế Võng (Cổ Cò) và sông Trường Giang hoàn thành;

- Kiểm soát việc khai thác nước ngầm ở đô thị, khu công nghiệp nhằm hạn chế nhiễm mặn, nhiễm các chất kim loại nặng tại nguồn nước ngầm tại các khu công nghiệp và đô thị;

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với vùng đất nhiễm mặn kết hợp thử nghiệm giống lúa chịu mặn đồng ruộng vùng nhiễm mặn Quảng Nam.

Nguồn tin: Kỹ sư: Nguyễn Đình Hải - HĐTV Phó Giám đốc Công ty Thuỷ lợi Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng: Đảm bảo an toàn hồ đập là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng
UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 7, triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 8.2014
THUỶ LỢI, Hai tiếng thân thương, rất đỗi tự hào
Nâng cao nhiệm vụ tuyên truyền trong quản lí khai thác công trình thủy lợi
Hội nghị và triển lãm về các công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy lợi
Kinh nghiệm thiết kế, thi công nâng cấp đê dự án Thượng Mỹ Trung tỉnh Quảng Bình
Đào tạo, tập huấn về quản lý an toàn đập tại tỉnh Cao Bằng
Xây dựng khung quản lý và dự báo hạn hán
Kiểm điểm công tác điều hành 2014 - chương trình công tác 2015
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý, khai thác CTTL
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Quảng Nam: Đầu tư 150 tỷ đồng xây công trình thủy lợi
Quảng Nam xây 295 công trình thủy lợi nhỏ
Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy trình vận hành liên hồ chứa
Quảng Nam: Bảo đảm an toàn hồ chứa nước
Đề xuất rút cạn hồ Sông Tranh 2 để kiểm tra
Hỗ trợ vốn để sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nước thủy lợi
 

  • Hình ảnh Hội thi tìm hiểu Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2015

  • Hình ảnh Hội thi tìm hiểu Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2015

  • Hình ảnh Hội thi tìm hiểu Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2015

  • Hình ảnh Hội thi tìm hiểu Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2015

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Hình ảnh Hội nghị tổng kết công tác PCLB năm 2014 và triển khai công tác PCLB năm 2015-HCN Phú Ninh

  • Đại hội Đoàn thanh niên Công ty nhiệm kỳ 2014-2017

  • Hình ảnh CBCNV Công ty viếng Bác tại Lăng Chủ tịch HCM

  • Hội nghị đối thoại trực tiếp đại diện NLĐ tại nơi làm việc năm 2014

  • Hội nghị đối thoại trực tiếp đại diện NLĐ tại nơi làm việc năm 2014

  • Hội nghị đối thoại trực tiếp đại diện NLĐ tại nơi làm việc năm 2014

  • Hội nghị đối thoại trực tiếp đại diện NLĐ tại nơi làm việc năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Chống hạn, chống nhiễm mặn Hè Thu năm 2014

  • Tham gia Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

  • Tham gia giải cầu lông hưởng ứng tháng công nhân năm 2014

  • Hình ảnh gặp mặt CBCNV ngày Phụ nữ Việt Nam

  • Hình ảnh dâng hương nhân ngày 27/7 tại nghĩa trang thành phố Tam Kỳ

  • Hình ảnh một số CBCNV Công ty

  • Lãnh đạo Công ty thăm và tặng quà Mẹ VNAH nhân ngày 27/7

  • Trao Bằng khen cho Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 3 năm liền

  • Lễ ra quân đầu xuân Quý Tỵ chống hạn, nhiễm mặn năm 2013
    
Text/HTML
Thống kê truy cập

Bản quyền thuộc Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam
Địa chỉ: Số 03 Trần Hưng Đạo - thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: (0235) 3852 685 Fax: (0235) 3852 690
Email : imcquangnam@gmail.com
Phát triển bởi Trung tâm CNTT - Truyền Thông Quảng Nam (QTI)